Châu Đốc là một thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam.
Thành phố Châu Đốc nằm trên bờ sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 210 km về phía tây, cách thành phố Cần Thơ khoảng 115 km và thành phố Long Xuyên khoảng 55 km về phía tây bắc theo Quốc lộ 91.
Cũng như nhiều nơi khác ở miền Tây, Châu Đốc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa, mùa mưa và mùa nắng. Thời tiết khí hậu ở Châu Đốc nói chung thích hợp để du khách đến tham quan quanh năm.
Vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, Châu Đốc thường có mưa nhiều và khoảng từ tháng 8 đến tháng 11 ở đây vào mùa nước nổi. Nếu bạn đi du lịch vào mùa này sẽ cảm nhận rõ nét cuộc sống của người dân miền sông nước Châu Đốc, tuy nhiên bạn cũng phải chú ý cẩn thận nếu như không quen với mưa lũ. Thời gian còn lại, ở Châu Đốc thường nắng và nóng, nhưng nhiệt độ không quá cao, không cản trở đến việc tham quan du lịch.
1. Núi Sam
Núi Sam là một trong những ngọn núi của vùng Bảy Núi nổi tiếng ở An Giang. Tọa lạc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nên xung quanh Núi Sam có rất nhiều đồng lúa và kênh rạch chằng chịt. Đứng từ trên cao nhìn xuống, sẽ là một khung cảnh thiên nhiên không thể tuyệt vời hơn!
Có đến gần 200 ngôi đền, chùa, am, miếu rải rác xung quanh Núi Sam từ chân núi, sườn núi cho đến đỉnh núi. Tuy nhiên, với độ cao khoảng 284m, đường mòn lên núi chỉ dốc thoai thoải và có rất nhiều bóng cây. Do đó, bạn không phải tốn quá nhiều sức để leo núi. Và nhớ cầm theo máy ảnh, điện thoại để chụp hình. Khung cảnh hai bên triền núi rất thơ mộng và nên thơ đấy!
Lưu ý khi đi du lịch Núi Sam: Vì nơi đây có nhiều địa điểm du lịch tâm linh nên các bạn hãy lựa chọn các trang phục phù hợp tránh hở hang phản cảm để có thể thoải mái hơn khi vào thăm viếng chùa , ngoài ra các bạn cũng tránh đi vào mùa mưa để tiện lợi hơn và đảm bảo an toàn trong việc di chuyển nhé!
Miếu Bà Chúa Xứ là một trong những di tích lịch sử - kiến trúc tâm linh quan trọng của tỉnh An Giang. Và đây cũng là đích đến chính của các khách du lịch hành hương, cầu an, cầu may mắn, cầu phúc lộc.
Năm 2012, Miếu Bà Chúa Xứ được Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch công nhận là di tích cấp Quốc Gia. Cùng với đó lễ hội Bà Chúa Xứ (lễ Vía Bà) cũng được công nhận là lễ hội cấp Quốc gia.
Được xây dựng từ những năm 1847, chùa Tây An tọa lạc ở ngã ba Núi Sam. Được thiết kế theo cấu trúc chữ "tam" và là sự kết hợp của phong cách nghệ thuật Ấn Độ, nghệ thuật Hồi Giáo và kiến trúc chùa cổ Việt Nam. Bạn thể kết hợp tham quan chùa Tây An và cầu an cho gia đình mình.
4. Lăng Thoại Ngọc Hầu
Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Đây là một công trình bề thế, tuyệt mỹ, rất có giá trị về văn hóa, lịch sử và kiến trúc. Nếu dự định du lịch đến Châu Đốc, bạn đừng quên tìm đến nơi này.
5. Chùa Hang (Chùa Phước Điền)
Chùa Hang được gắn liền với sự tích thuần phục rắn của Bà Thợ. Tương truyền, bà Thợ vì muốn từ bỏ cuộc sống đời thường nhiều trái ngang, nhiều bất công nên đã lập am tu hành tại một hang sâu yên tĩnh ở khu vực núi Sam. Nhờ vào công đức tu hành của mình mà bà đã thuần phục được cặp rắn lớn sống trong hang sâu đó.
Mến mộ công đức của bà, người dân đã quyên góp xây dựng và mở rộng ngôi chùa lớn hơn và từ đó được đặt tên là Chùa Phước Điền (hay còn được gọi là chùa Hang).
Ngày nay, di tích hang sâu ở khu vực chùa phước điền vẫn còn tồn tại nhưng vì để đảm bảo an toàn cho người dân và khách thập phương nên chính quyền đã cho lấp đi.
6. Rừng Tràm Trà Sư
Rừng Tràm Trà Sư là một trong những hệ sinh thái rừng tràm ngập nước đa dạng ở khu vực Miền Tây. Những cảnh đẹp thiên nhiên thơ mông, đậm chất thơ sẽ giúp bạn quên đi hết mọi khó khăn, buồn phiền của cuộc sống thường ngày.
7. Làng Nổi Châu Đốc
Làng nổi Châu Đốc trải dài dọc hai bên bờ sông Hậu. Người dân ở đây dùng bè neo đậu ở dưới cửa sông để làm nhà. Họ chủ yếu dùng các phương tiện như ghe, xuồng, canô để di chuyển. Mọi hoạt động sinh hoạt, buôn bán đều được thực hiện trên sông.
Đến với Làng Nổi Châu Đốc, bạn sẽ được trải nghiệm những cảm giác đi trên tắc ráng, vỏ lãi hay xuồng gắn máy đuôi tôm để di chuyển từ nơi này qua nơi khác. Ngoài ra tham quan và thưởng thức các món cá ngay tại bè cũng là một điều tuyệt vời không thể bỏ qua.
8. Tượng đài Cá Basa
Nằm trong số những điểm tham quan Châu Đốc khá độc đáo, Tượng đài cá Basa là tượng đài sinh vật đầu tiên của An Giang. Đây cũng là biểu tượng bằng đá đầu tiên của loài cá basa trên thế giới. Tượng đài thể hiện tầm quan trọng của cá basa trong kinh tế, ẩm thực và tôn vinh nghề đánh bắt, sản xuất cá basa tại khu vực miền tây sông nước. Tượng đài cao 14 mét, thiết kế độc đáo và sống động, nằm ngay bên bờ ngã ba sông Châu Đốc, khiến nhiều du khách trong và ngoài nước thích thú chiêm ngưỡng.
9. Làng Chăm Châu Giang
Làng người Chăm Châu Giang là ngôi làng nổi tiếng của cộng đồng người Chăm ở tỉnh An Giang, không chỉ lôi cuốn bởi nét dân tộc mà còn bởi nét đẹp văn hóa của miền đất trời địa linh nhân kiệt này. Với những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, con người đồng bào Chăm thì đây hẳn là điểm đến không thể bỏ qua.
Làng người Chăm Châu Giang nổi bật lên khung cảnh những ngôi nhà sàn gỗ với kiến trúc độc và lạ. Những ngôi nhà sàn ở đây thường nhỏ nhắn, kiến trúc khá đặc biệt và được làm từ các loại gỗ quý có độ bền rất cao.Trước nhà, có một cái thang gỗ, cửa cái ra vào thấp hơn đầu người có hàm ý, khách vào nhà phải cúi chào nhà và chủ nhà.
10. Đình Châu Phú
Đình thần Châu Phú (phường Châu Phú A, TP. Châu Đốc) là công trình còn lưu lại nhiều dấu ấn văn hóa đặc sắc, phản ánh nét đẹp tín ngưỡng của người dân địa phương.
Đình thần Châu Phú có quá trình hình thành khá đặc biệt, gắn liền với gia tộc Lê Công (còn gọi là Cửu Long Nhà Lớn). Vốn được xây dựng với mục đích tỏ lòng biết ơn với danh thần Nguyễn Hữu Cảnh, người có công rất lớn trong quá trình “mang gươm mở cõi” đất phương Nam, gia tộc Lê Công đã đứng ra vận động người dân và đóng góp tiền của, công sức cất ngôi miếu bằng gỗ lợp lá (tại vị trí Bệnh viện Đa khoa Khu vực Châu Đốc cũ) để thờ phụng ông. Tuy nhiên, dưới thời Pháp thuộc, vì mục đích xây dựng bệnh viện mà ngôi đình bị di dời và xây mới lại ở vị tri hiện tại.
Đình thần Châu Phú vừa có giá trị lịch sử lại vừa mang nét đẹp kiến trúc độc đáo. Đình được xây dựng theo kiểu ba gian hai chái đúng phong cách Nam Bộ. Nóc đình có lầu mái tam cấp, trên nóc gắn biểu tượng nhiều linh vật, như: Lưỡng long chầu nguyệt, công, phụng, sư tử…tất cả đều thể hiện nét khỏe khoắn, uy nghi. Đình có khá nhiều cửa sổ được tạo hình theo lối kiến trúc Pháp. Bên trong có 40 cột cái bằng gỗ quý. Trên cột có nhiều đôi liễn sơn son thiếp vàng với nội dung ca ngợi công đức Chánh thần Nguyễn Hữu Cảnh.
Ăn gì ở Châu Đốc?
1. Bún cá lóc Châu Đốc
Ai có về miền Tây và một lần ghé thăm An Giang ắt hẳn khó quên nếu một lần dùng thử hương vị tô bún cá. Không khó chế biến, thế nhưng từ những nguyên liệu chỉ có ở miền Tây, tô bún lại mang vị đặc trưng của xứ Châu Đốc. Vị ngọt của cá lóc tươi, mùi ngải bún thơm thơm cùng mớ bông điên điển mùa nước nổi đã khiến tô bún cá miền Tây làm say đắm lòng người.
2. Bánh bò thốt nốt
Bánh bò thốt nốt là món ăn ưa thích của người miền Tây đồng thời cũng là đặc sản An Giang nổi tiếng. Vị thơm ngon, ngọt béo của đường thốt nốt khiến du khách dù chỉ một lần nếm thử thôi cũng phải gật gù khen ngợi. Bánh tuy là món ăn dân dã nhưng lại được xem là đặc sản của vùng đất Châu Đốc, được làm từ những nguyên liệu gần gũi, giản dị có tại địa phương, do chính bàn tay của những người “thợ” là những người nông dân chân chất thật thà vùng Bảy Núi làm nên.
3. Mắm Châu Đốc
Khi về Châu Đốc, bạn nên tới thăm khu chợ nổi tiếng với các loại mắm, khô cá, bánh, hoa quả… đặc trưng của miền Tây. Đặc sản nổi tiếng nhất của chợ Châu Đốc là mắm. Chợ có một khu dành riêng bán các loại mắm, từ mắm chốt, mắm sặt, mắm trèn, tới mắm thái, mắm rô… Các thùng mắm tỏa mùi đặc trưng, được đặt trên các kệ cao sạch sẽ, đề giá rõ.
4. Gỏi sầu đâu
Cây sầu đâu còn gọi là cây xoan ăn gỏi, một loài cây mọc hoang, nhiều nhất ở Châu Đốc và vùng Bảy Núi – An Giang. Lá sầu đâu nhỏ, dài và mỏng. Lúc còn non, đọt có màu tim tím. Gỏi sầu đâu được biết đến như đặc sản đặc trưng nhất khi nhắc đến cây sầu đâu, từ gỏi tôm, gỏi thịt, gỏi cá cho đến gỏi khô, thứ nào cũng tuyệt hảo.
Khô cá lóc sau khi nướng chín, xé ra từng miếng nhỏ rồi trộn chung với đọt sầu đâu, đem chấm chung với nước mắm me đậm đặc, cay, chua nhưng vừa ăn, không mặn, nhằm làm tăng thêm hương vị đậm đà. Vị đắng dìu dịu của sầu đâu và vị mặn, ngọt, dai dai của cá quyện với nhau càng làm cho khẩu vị thăng hoa nhờ mùi đặc trưng, lạ miệng, hoàn toàn không giống với bất cứ loại gỏi nào.
5. Bò bảy món
Bò bảy món núi Sam gồm lòng bò luộc, bò đun bánh hỏi, cháo bò, bò khía bánh mì, bò xào lá giang, bò lúc lắc và bò bít tết. Nguyên liệu chính để làm nên các món này là thịt bò vùng Bảy Núi, mềm, ngọt mà vô cùng thơm ngon. Điểm đặc trưng khi làm bò bảy món là người ta ít mua thịt làm sẵn ở chợ mà mua nguyên con bò còn sống và phải là bò tơ (hay là bê, bò con, chỉ một con bò còn non hoặc sắp trưởng thành). Sau khi làm bò xong thì dùng rơm thui cho da bò săn lại gọi là bê thui, miếng thịt còn cả da ăn mới ngọt và bùi.
Ai từng đi du lịch Châu Đốc hẳn không lạ gì với loài hoa đặc trưng nổi tiếng của sông nước miền Tây này. Tháng 8 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, mùa nước nổi là lúc bông điên điển có nhiều nhất, đặc biệt là ở rừng tràm Trà Sư. Bông điên điển Châu Đốc cánh cũng dày hơn những vùng khác một chút, được xem như một loại rau đặc biệt, là nguồn nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon mang đậm hương vị xứ sở như dưa chua điên điển, canh điên điển, gỏi điên điển và phổ biến nhất là dùng kèm các loại ra khác trong các món lẩu cá đậm hương vị miền Tây.
Châu Đốc An Giang được xem là xứ sở của thốt nốt, nên có rất nhiều món ăn chế biến từ thốt nốt làm cho ẩm thực Châu Đốc thêm phần phong phú hơn rất nhiều.
Tung lò mò, từ cái tên đã gây nhiều tò mò cho du khách thập phương, là món ăn đặc trưng đậm chất truyền thống của dân tộc Chăm xứ An Giang, hay còn được biết đến là lạp xưởng bò. Người Chăm theo đạo hồi và kiêng thịt lợn nên món Tung lò mò họ làm chỉ dùng nguyên liệu từ bò.
Vào đến khu vực người Chăm sinh sống ở Châu Đốc, du khách sẽ thấy trước sân nhà phơi đầy dây cuộn dài trên những cây sào hay sạp gỗ tre màu đỏ sẫm. Đó chính là món tung lò mò nổi tiếng của người Chăm.
Tung lò mò có hai loại, loại chua và không chua. Loại chua được bỏ thêm cơm để tạo hèm cho vị chua nhẹ nên có mùi và vị rất lạ miệng. Loại không chua dành cho những du khách không quen khẩu vị.
Đem miếng tung lò mò nướng trên bếp, khi vừa chín tới, đem xuống cắt nhỏ rồi gắp một miếng đang nóng hổi chấm với nước tương, ta sẽ cảm nhận được đủ dư vị lạ trong miệng. Từ mùi thơm của thịt bò nướng, vị béo bùi của mỡ bò, vị chua nhẹ của lạp xưởng đến vị ngọt, mặn, cay của nước tương hòa cùng mùi thơm của rau quế, hơi cay xé của hạt tiêu sọ, tất cả tạo nên hương vị độc đáo và thú vị.
Món Cơm nị – cà púa cũng là món ăn truyền thống nổi tiếng của làng Chăm Châu Giang. Hai món ăn này là sự kết hợp hài hòa, bổ sung cho nhau, cách nấu tương đối cầu kì, độc đáo và khá lạ đối với cả du khách Việt và du khách quốc tế. Cơm nị thì nấu gạo chung với sữa, còn cho thêm trái nho khô tùy theo sở thích riêng biệt của mỗi người, còn món cà púa thì dùng thịt bò để chế biến, chế biến theo một cách tẩm ướp gia vị rất riêng, sử dụng nhiều nguyên liệu như rượu, gừng, nước cốt dừa, cà ri, hành,…tạo nên nét độc đáo cho món ăn dân tộc.
Đã đi du lịch thì hẳn ai cũng muốn mang về chút quà mang đậm dấu ấn, bản sắc của nơi mà mình đến. Đi Châu Đốc về mà không mang theo chút mắm khô hay vài dây tung lò mò thì quả là điều thiếu sót.
1. Các loại mắm
Đối với việc mua sắm đặc sản địa phương, bạn nên tìm đến chợ Châu Đốc, khu chợ tấp nập với bạt ngàn các loại mắm cho bạn lựa chọn.
2. Thốt nốt
Trong hành trình du lịch miền Tây có ghé Châu Đốc, du khách chẳng khi nào quên mang về những khoanh đường thốt nốt Châu Đốc rất thơm ngon để làm quà, như một món quà đặc sản vùng miền rất quý mà ai cũng trân trọng.
3. Quả mây gai và me Thái
Du lịch Châu Đốc, du khách dễ bị “mê hoặc” bởi những trái me Thái chín ngọt lịm, thơm lừng bày bán khắp nơi. Thỉnh thoảng, du khách cũng sẽ bắt gặp những sạp hàng bán quả mây gai (hay còn gọi là mây Thái, mây sa lắc), một loại quả hiếm và chỉ phổ biến ở An Giang. Dọc theo các tuyến đường về Châu Đốc có rất nhiều sạp hàng bày bán quả mây gai.
Du khách có thể đến Châu Đốc bằng xe khách ( có nhiều hãng xe để lựa chọn như : Phương Trang, Mai Linh…giá dao động từ 100k - 150k, tùy vào chổ khách xuống ), ngoài ra, du khách cũng có thể đi bằng thuê xe du lịch trọn gói đi Châu Đốc, An Giang với giá rẻ từ Sài Gòn
Khi đi du lịch nhiều du khách thích lựa chọn cho mình những nơi nghỉ ngơi vừa rẻ lại vừa thoải mái nhưng bên cạnh đó một vài du khách lại thích chỗ sang trọng, tiện nghi, sau đây là một vài chổ nghỉ khá lý tưởng cho du khách chọn lựa như : Châu Đốc Homestay An Giang, Homestay An Giang Núi Cầm, Thoại Châu 3 guesthouse, Homestay Khoachaudoc, Hoa Lý Guesthouse….
Để thoải mái hơn, du khách cũng có thể liên hệ với saomaifly qua tổng đài 1900.59.99.97 để book được những khách sạn giá rẻ, tiết kiệm hơn cho chuyến đi của mình.
Hệ thống đang xử lý. Tiến trình có thể mất vài phút...
|