Mâm lễ Cô Sáu số 1- Đồ cúng lễ Nàng Cúc
Nơi đến: Côn Đảo
Mâm lễ gồm có:
Hoa
Trái cây
Các đồ trang sức
Thông tin chi tiết
1. Giới thiệu chung về mộ cô Sáu
Viếng mộ Võ Thị Sáu – nơi yên nghỉ của vị nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân nhân Võ Thị Sáu. Ngôi mộ cũng gắn liền với câu chuyện lịch sử về một cô gái vĩ đại đã hi sinh quên mình vì độc lập, tự do của dân tộc khi chỉ mới 18 tuổi. Ngày 23/01/1952, là tử tù nhỏ tuổi nhất, cô Võ Thị Sáu anh dũng hy sinh.
Khi bị địch tra hỏi, cô hùng hồn tuyên bố: “Cứu nước, đánh bại bọn thực dân xâm lược không phải là tội” hay khi chúng hành quyết cô vẫn cất lên tiếng hát. Cuối cùng, chúng đưa cô đến pháp trường nhưng cô chẳng sợ vì cô không phải bịt mắt mà cô được thấy đất nước lần cuối.
Mỗi năm, có rất đông lượt khách thập phương đến đi lễ cô Sáu tại Côn Đảo để cầu tài lộc, cầu sức khoẻ và cầu bình an. Nhiều người truyền với nhau rằng mộ cô Sáu vô cùng thiêng nên cô sẵn lòng giúp đỡ những ai có tâm tốt và thành ý.
2. Kinh nghiệm dâng lễ cô Sáu Côn Đảo
2.1. Thời gian đi lễ
Thường chúng ta hay đồn thổi về thời gian dâng lễ linh thiêng. Thực chất, vào những khung giờ như 12h trưa hay 12h đêm chỉ là quan niệm của mỗi người. Dựa vào các yếu tố như hiện tại, chúng ta nên sắp xếp một khung giờ dâng lễ tránh đông người.
Tại phần mộ của Cô Võ Thị Sáu, vào các khung giờ cao điểm, chúng ta chỉ có vỏn vẹn 5 phút để dâng lễ cô Sáu và khấn bái. Vì thế, bạn nên dâng lễ vào các khung giờ phù hợp với lịch trình của mình. Việc thăm viếng không nhất thiết phải đi vào ban đêm. Ban ngày, bạn có thể ngắm rõ được cảnh quan của nghĩa trang, dễ dàng hơn rất nhiều cho tất cả các hoạt động xoay quanh nghĩa trang Hàng Dương.
2.2. Trang phục, thái độ đi lễ
Mộ Cô Sáu là một trong các địa điểm tâm linh, vì thế khi đến đây du khách nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự, đảm bảo thuần phong mỹ tục. Đặc biệt không nên nói tục, chửi thề hay có những hành động trêu đùa, nói cười to tiếng.
3. Quy trình đi lễ ở mộ cô Sáu ở Côn Đảo
Theo kinh nghiệm đi lễ mộ cô Sáu, đầu tiên du khách đi vào lễ đài tưởng niệm (cột cao nhất ở Hàng Dương). Tại đây, du khách sẽ làm lễ chính tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng.
Sau khi làm lễ tại đài tưởng niệm, du khách bắt đầu đi vào thăm mộ những chiến sĩ cách mạng lão thành, tiêu biểu có mộ nhà yêu nước Lê Hồng Phong và Nguyễn An Ninh nằm tại khu A nghĩa trang Hàng Dương. Du khách đi lễ tuần tự từ khu A, đến khu B, khu C, và cuối cùng là khu D.
Theo kinh nghiệm đi lễ cô Võ Thị Sáu, ở Hàng Dương, khu D là nơi ít người đến dâng hương và lễ bái hơn những khu còn lại, vì vị trí khu D nằm khuất bên trong. Du khách có đi hay không. Nhưng để quá trình đi lễ được thuận lợi, du khách nên đi hết bốn khu của nghĩa trang.
4. Mua đồ lễ cô Sáu như thế nào?
Đồ lễ chuẩn bị tuỳ tâm, tươm tất như ngày lễ tết. Bạn có thể liên hệ Đồ lễ Tâm Đức đặt mua đồ lễ cô Sáu côn đảo. Phía đồ lễ sẽ chuẩn bị sẵn hai bộ đồ lễ. Một là viếng mộ những anh hùng liệt sĩ đang được an táng ở Nghĩa trang Hàng Dương. Một để viếng riêng cô Sáu với đủ gương, lược, quần áo, nón… kèm theo đó là hoa tươi màu trắng, quả, bánh kẹo. Nếu không các bạn nên chuẩn bị cờ Tổ quốc, khăn rằn, mũ tai bèo và quần áo bộ đội khi đến viếng mộ liệt sỹ.
Nhiều người có thể dâng tặng Cô Sáu một bộ mã sắc phục, nón, hài, gương và lược. Dâng chung ở tượng đài mã quân phục khoảng 1000 bộ. Khi chuẩn bị đồ lễ, bạn nên để ngửa nón lá, sau đó cho tất cả đồ cúng vào lòng nón, và đặt mâm lễ lên mộ cô Sáu. Đồ sẽ được Ban Quản lý nghĩa trang giữ lại ngay khi lễ hoàn tất.