Mộ Cô Sáu linh thiêng, cách sắm lễ viếng và bài khấu mộ Cô Sáu - cập nhật 2020
Khi Du lịch Côn Đảo chắc chắn bạn phải ghé thăm Mộ Cô Sáu (anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu), khi đến lễ nhớ mang theo hoa tươi và gương lược, nếu mang hoa nên lưu ý mang theo hoa trắng. Sau khi lễ mộ Võ Thị Sáu các bạn cũng nên thắp nén hương cho những liệt sĩ nằm tại nghĩa trang để thể hiện sự biết ơn đối với những người nữ anh hùng có công với đất nước.
“Người con gái trẻ măng, giặc đem ra bãi bắn
Đi giữa hai hàng lính, vẫn ung dung mỉm cười
Ngắt một đóa hoa tươi, chị cài lên mái tóc
Đầu ngẩng cao bất khuất, ngay từ phút hy sinh
Bây giờ dưới gốc Dương, chị nằm nghe biển hát…”
Viếng mộ Cô Sáu lúc nửa đêm
Thời gian vào lễ mộ liệt sĩ Võ Thị Sáu 24/24h tấp nập người dân đến đây lễ nên bạn không phải lo lắng khi đi lễ vào quá muộn, bởi đây không chỉ là địa điểm mang ý nghĩa lịch sử mà mộ của Chị Sáu còn được rất nhiều người gửi gắm niềm tin vào thế giới tâm xinh với mong muốn cầu xin Chị Sáu phù hộ.
Mộ của chị nằm ngay dưới một gốc cây Dương mất ngọn, cành hướng về phía Bắc, không có bia khắc về tên tuổi, mà chỉ duy nhất một tấm tôn gỉ ghi rõ số tù. Thời gian qua đi, người người đến thăm mộ của chị nhiều hơn, bia đá cũng được hình thành “Mộ đã có tên, tuổi cũng được thấy, xuất xứ cũng rõ ràng, du khách trên thế giới sẽ không còn bị ngỡ ngàng nếu muốn tìm hiểu về chị.
"Nhưng hỡi ai ơi
Hãy tin vào điều đấy
Linh hồn chị chết trẻ
Nên thiêng đến tột cùng".
Ngay cả trong quá khứ đau thương sau khi xử bắn chị, lũ giặc còn run sợ kéo nhau đến mộ chị để sám hối thắp hương “Là lính mà, phải nghe lệnh cấp trên, chúng chỉ là tay sai nên ăn năn cũng là lẽ phải”.
Chị được sánh ngang cùng với những nữ anh hùng cách mạng nổi tiếng trên thế giới.
- Võ Thị Sáu sinh năm 1933 – mất năm 1952
- Joan of Arc người Pháp sinh năm 1412 – mất năm 1431.
- Yu Gwan Sun người Hàn Quốc sinh năm 1902 – mất năm 1920.
Đều là những thiếu nữ còn trong độ tuổi 19 đôi mươi, giống nhau ở điểm nghị lực phi thường, dám đương đầu với mọi nguy hiểm.
Chị Sáu, người con gái của Việt Nam, đã ăn sâu vào ký ức của từng người dân ngay từ khi đi học, người ta đến với mộ của chị là để nhớ ơn cạnh nỗi thương tiếc. Cứ hễ mỗi lần nghe lại câu chuyện về chị, là một lần da gà gai ốc lại nổi lên.
Những giai thoại về anh hùng Võ Thị Sáu (trích báo công an nhân dân online đăng 08:19 19/04/2016)
Người dân Côn Đảo bảo rằng họ đã từng nhìn thấy cô Sáu bước ra từ cây dương mỗi tối. Cô mặc áo dài trắng, lướt qua từng đường phố, hiện lên trước cửa từng nhà, nhìn tận mặt từng người. Sau khi giám sát mọi việc thiện ác trên đảo, cô Sáu lại trở về biến hình vào cây dương khi trời chưa sáng, trước lúc mọi người thức dậy, đến nghĩa trang Hàng Dương, thắp hương, cắm hoa trước mộ cô trước khi đi làm việc.
Ngay tấm bia mộ cô Sáu cũng có nhiều huyền thoại. Sau hôm cô Sáu bị giặc Pháp giết, kíp tù làm thợ hồ ở Khám 2, Banh 1 đã đúc bia bằng ximăng, dựng trước mộ. Chúa đảo Jarty tức tối dẫn lính lên nghĩa trang đập vỡ tấm bia, cào bằng mộ. Nhưng bọn cai tù không sao hiểu nổi, mỗi lần chúng đập phá bia mộ, ngay hôm sau ngôi mộ và tấm bia lại hiện lên như trước… Dân đảo đồn rằng cô Sáu linh thiêng, không ai có thể phá được mộ cô. Câu chuyện làm cho bọn gác ngục, bọn tù gian sợ sệt, chùn tay. Thực ra mộ và bia mộ đó đều do anh em tù thợ hồ làm trong đêm.
Những người tù già ở Côn Đảo kể rằng, sau khi hành quyết Võ Thị Sáu, người lính lê dương già bỏ ăn suốt hai ngày. Ông ngồi suốt đêm ở gốc bàng đầu Cầu Tàu. Thẫn thờ, hốc hác. Ông tâm sự với người tù làm bồi: "Đôi mắt cô gái đã ám ảnh tôi, và có thể sẽ ám ảnh tôi suốt đời. Tôi phải bỏ nghề, tôi không thể bắn được nữa!".
Tác giả tại Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo. |
Cô Liễu, vợ tên giám thị Ruby, người đã ngất xỉu khi chứng kiến cuộc hành hình cô Sáu, kể rằng: Xẩm tối hôm 30 Tết, cô lén chồng đem hương hoa lên viếng mộ cô Sáu, bỗng thấy một người con gái mặc áo dài trắng từ một ngôi mộ đi ra. Liễu sụp lạy rối rít. Trên đường về nhà, đi tới đâu Liễu cũng thấy bóng cô gái trước mặt. Thế là Tết ấy, vợ chồng Liễu lập bàn thờ thờ cô Sáu ở nơi trang trọng nhất, sớm tối hương khói. Từ đó nhiều gia đình gác ngục người Việt lập bàn thờ cô Sáu. Họ tin rằng, một người con gái chết trẻ và chết thiêng như thế sẽ hoá thần.
Vợ chồng viên cò Vol Peter tết năm ấy cũng dắt nhau lên mộ cô Sáu trồng khóm hoa dừa, là loài hoa mà Võ Thị Sáu đã vuốt ve ở sân Sở Cò, khi vợ Vol Peter đề nghị chồng cho chị mười phút ra sân hong tóc, tắm nắng chuẩn bị ra pháp trường. Đến hôm nay, những khóm hoa dừa đó vẫn nở bên mộ cô Sáu. Có lần người dân đảo xôn xao về cái chết của tên tù gian Nguyễn Văn Tân. Xác hắn bị treo trên cây bằng lăng trong vườn nhà Giám thị trưởng Passi.
Người ta cho rằng, hắn bị giết chết vì vụ thất thoát 200 ngàn đồng (tiền Đông Dương) của Hợp tác xã Tiêu thụ mà hắn làm kế toán. Nhưng dân đảo thì cho rằng, tên Tân chết là do cô Sáu "bắt" vì hắn là tên hung hăng nhất trong đám đập bia phá mộ cô Sáu!
Cũng thời gian ấy Chúa đảo Jarty bị rơi sao, mất chức vì vụ 200 tù nhân đóng thuyền vượt ngục ở Bến Đầm. Người ta bảo cô Sáu đã "phù hộ" anh em tù đào hầm đóng thuyền vượt biển và trừng trị tên chúa đảo vì hắn quá tàn ác.
Bạch Văn Bốn, tên chúa đảo đầu tiên thời Mỹ - Diệm khét tiếng chống cộng, cưỡng ép tù nhân ly khai cộng sản, cấm viếng mộ cô Võ Thị Sáu. Trong 4 năm Bốn làm tỉnh trưởng Côn Đảo đã có 500 tù nhân bị giết. Hắn biết chuyện cô Sáu linh thiêng, nhưng hắn cho là luận điệu tuyên truyền của Việt Cộng.
Một khuya, Bốn mở cửa Dinh ra sân, hắn thấy một người con gái bước ra Cầu Tàu. Hắn rút súng cầm tay. Chợt cô gái quay phắt lại, bước tới và nhìn thẳng vào mắt hắn. Sợ quá, Bốn bủn rủn chân tay, để rơi khẩu súng, hớt hải chạy vào nhà, đóng cửa lại và lầm rầm cầu nguyện. Từ đó Bốn rất sợ cô Sáu.
Có thằng tên là Nghị mới bị đày ra đảo làm trật tự an ninh, chưa biết oai linh cô Sáu. Hắn nghe lời tỉnh trưởng Lê Văn Thể (thay Bạch Văn Bốn) ra đập phá bia mộ cô Sáu. Hắn đập nát bia, đập luôn lư hương và hai bình cắm hoa. Tất nhiên hôm sau tấm bia mới lại được dựng lên. Còn tên Nghị thì ít hôm sau người ta thấy hắn gầy tóp lại, vật vờ dọc đường phố gần nhà thương. Hắn sốt li bì, không ăn uống gì được.
Nhà thương Côn Đảo không chữa được, làm giấy chuyển hắn vào nhà thương Chợ Quán. Ba ngày sau hắn chết. Tỉnh trưởng Côn Đảo Tăng Tư lên thay Lê Văn Thể. Hắn nghe kể nhiều về cô Sáu nên âm thầm lập bàn thờ cô Sáu tại tư dinh và không dám tàn nhẫn với tù nhân.
Tăng Tư đã một lần dùng oai linh cô Sáu để xử kiện. Hai tên giám thị nghi ngờ nhau ăn trộm, làm đơn kêu kiện. Tăng Tư ra lệnh hai đứa nhảy lên xe ra mộ cô Sáu mà thề, đứa nào gian cô Sáu biết ngay. Thế là có đứa sụp xuống nhận tội!
Chính tên Tăng Tư này đã về Chợ Lớn đặt một tấm bia mộ Võ Thị Sáu bằng cẩm thạch chở ra đảo, làm lễ đặt bia rất long trọng. Tấm bia mộ bằng đá cẩm thạch đó tồn tại được 9 năm, lại bị thằng tù quân phạm tên là Sước nghênh ngang vác búa đập phá. Sáng hôm sau, thấy vắng Sước, người ta đi tìm thì thấy hắn đã nằm chết trên một tảng đá to phía bờ biển!
Chuyện cô Sáu linh thiêng bà con Côn Đảo kể cả ngày không hết. Tôi nhớ trước đây, ở căn hộ của nhà văn Phùng Quán phía sau Trường Chu Văn An có lập một bàn thờ thờ chị Võ Thị Sáu!
Trên bàn thờ có treo một bài thơ dài cắt ra từ Báo Tiền Phong năm 1955, cùng với bức ảnh chị Võ Thị Sáu bên cạnh, đóng khung rất trang trọng. Đó là Trường ca Võ Thị Sáu, giải Nhất cuộc thi sáng tác hưởng ứng Đại hội liên hoan Thanh niên, sinh viên thế giới Vacxava (Ba Lan). Anh Quán thờ bài thơ và chị Sáu từ năm 1982, khi hai vợ chồng dọn về ở đây, như một bảo vật.
Anh thường bảo với tôi: "Cô Sáu thiêng lắm. Hình như cô Sáu bày cho mình biết trước nhiều chuyện tai ương cuộc đời để né tránh, từ sau vụ "nhân văn" ấy…! Võ Thị Sáu dạy mình sống thuỷ chung với lý tưởng mà mình đã chọn: Vệ Quốc Đoàn!
Ngày nào mình cũng thắp nhang trên bàn thờ cô Sáu. Mỗi lần thắp nhang khấn vái cô Sáu, đầu óc mình như sáng láng hơn lên, viết suốt ngày không biết mệt! Vì sự cố nghề nghiệp nên khi in sách mình ký bút danh khác, nhưng cũng kiếm được tiền nuôi các cháu! Ơn chị Sáu to lắm".
Nghe huyền thoại cô Sáu, tôi cứ miên man nghĩ về sự tồn tại vĩnh hằng của con người. Người như Võ Thị Sáu, dù chết khi còn rất trẻ, nhưng là người sống mãi với nhân dân, với hồn thiêng sông núi.
Nơi cô yên nghỉ là vị trí đẹp trên mảnh đất này, ngoài nghe tiếng gió biển, trong ngùn ngụt khói hương, hoa quả của những người hành hương đến lễ chị nhiều không đếm nổi. Cô thiêng mà, luôn phù hộ cho mọi người tai qua nạn khỏi, phú quý giàu sang, mở mang kiến thức để thúc đẩy nước nhà phồn vinh.
Cô Sáu linh thiêng!
Ngày nay không chỉ người dân ở Côn Đảo mà còn cả các bạn trẻ, du khách thập phương tin rằng mộ cô Sáu linh thiêng lắm. Nếu viếng mộ cô vào đúng nửa đêm, tức đúng giờ Tý thì sẽ cầu gì được nấy.
Cư dân mạng chia sẻ về mộ cô rầm rộ trên mạng facebook – Ảnh chụp từ FB.
Hàng ngày có cả ngàn người đến viếng mộ cô Sáu, đây là bài văn khấn khi đi lễ và viếng mộ cô Sáu được tổng hợp từ những người thường xuyên đi viếng mộ Cô
Sắm lễ viếng mộ Cô Sáu:
Chuẩn bị cho lễ viếng mộ họ thường mua 2 bộ đồ lễ: 1 là lễ Cô, 2 là lễ các anh hùng liệt sĩ chôn cất tại nơi đây. Lễ vật dâng cô Sáu đầy đủ như dành cho một người con gái trẻ: quần, áo, nón lá, gương, lược….có lòng thành thì thêm ít trái cây, chai nước suối.
Bài văn khấu mộ Cô Sáu:
Việc chuẩn bị đồ lễ và văn khấn trước khi đi lễ và viếng mộ cô Sáu một cách cẩn thận chứng minh bạn là người thành tâm. Đồ lễ bạn có thể mua tại nơi mình ở hoặc mua ở chợ Côn Đảo, nhưng văn khấn thì nên tìm hiểu và in ra trước để đọc khi đi viếng mộ Cô ở nghĩa trang Hàng Dương.
Kính lạy:
Ngài Kim niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn thần, Kim Niên Hành Binh, Công Tào Phán Quan.
Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Tôn Thần.
Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.
Con là (tên của bạn)………………………………………………………………….
Địa chỉ…………………………………………………………………………………………………..
Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là: Cô Sáu
Phần mộ ký táng tại nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo.
Nay nhân ngày………………(Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần Linh đất này, Thành Hoàng Bản Thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.
Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!
(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền).
Còn nếu bạn chưa kịp in bài văn khấn trên hoặc không thuộc thì cứ thành tâm khấn vái, chỉ cần nêu rõ tên họ, địa chỉ chính xác của mình và khấn xin Cô Sáu ban cho bình an, sức khỏe, tránh cầu xin tài tộc, tình duyên... là được.
Lưu ý:
+ Nghĩa trang Hàng Dương và mộ cô Sáu là nơi linh thiêng, chính vì vậy các bạn nên ăn mặc trang nghiêm, lịch sự khi vào viếng và lễ tại các phần mộ.
+ Tránh nói to, nói tục, chửi bậy hoặc có những lời nói không chuẩn mực, tránh bị Cô trách phạt.
+ Nhớ thắp hương tại các phần mộ khác tại nghĩa trang Hàng Dương, vì tất cả đều là những anh hùng liệt sỹ đã hi sinh thân mình để giành lại độc lập, tự do cho nước nhà.
+ Nếu điều bạn xin Cô được linh nghiệm, nên quay lại mộ Cô để trả lễ.
Đi Côn Đảo bằng cách nào giá rẻ nhất?
Bạn có thể đến Côn Đảo bằng máy bay hoặc tàu cao tốc một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Đi Côn Đảo bằng Tàu Cao Tốc 5 sao – Giá rẻ nhất
Từ Hà Nội hoặc Sài Gòn, Hải Phòng bạn có thể gọi điện để mua vé tàu cao tốc 360 Express đi Côn Đảo
Tàu cao tốc Côn Đảo Express 36 chính thức phục vụ hành khách từ ngày 15/2 trên tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo và từ 12/05/2019 đã khai trương tuyến Cần Thơ – Côn Đảo và ngược lại. Bạn có thể đặt vé tàu cao tốc đến Côn Đảo
Khi vận hành, Tàu cao tốc Côn Đảo Express 36 có tính ổn định cao, không gian khoang hành khách rộng tạo nên sự thoải mái, giúp thuyền viên cũng như hành khách không bị mệt mỏi và giảm thiểu hội chứng say sóng. Tàu cao tốc Côn Đảo Express 36 hứa hẹn mang tới những chuyến hải trình êm ái và an toàn nhất.
Tàu cao tốc Côn Đảo Express 36 được trang bị 4 máy Roll-Royce MTU 12V4000M53 với tổng công suất 7404 mã lực, tốc độ tối đa lên tới 35 hải lý/giờ sẽ rút ngắn ngoạn mục thời gian hành khách đi từ Vũng Tàu tới Côn Đảo hoặc ngược lại chỉ trong 3 giờ đồng hồ.
Các tuyến tàu cao tốc đi Côn Đảo
Tuyến tàu cao tốc Vũng Tàu Côn Đảo
Tuyến tàu cao tốc Sóc Trăng Côn Đảo
Tuyến tàu cao tốc Cần Thơ Côn Đảo
Tổng đài đặt vé tàu cao tốc Côn Đảo: 1900.59.99.97
Từ Sài Gòn, bạn nên đi xe đưa đón Limousine Sân Bay Vũng Tàu với giá chỉ 99k nếu là khách hàng của Sao Mai Fly
Tàu khởi hành từ cảng Cát Lở, Vũng Tàu đi Côn Đảo hay từ cảng Bến Đầm, Côn Đảo theo chiều ngược lại khởi hành lúc 17h và đến nơi lúc 5h sáng ngày hôm sau.
Ngoài việc tự mua từ dịch vụ thì bạn có thể tham khảm Combo trọn gói du lịch Côn Đảo chỉ 1,65 triệu của Saomai Fly nhé.
Đi Côn Đảo bằng Máy Bay đi Côn Đảo
Hiện tại chỉ có hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines là khai thác đường bay tới Côn Đảo. Vietjet và Jetstar đang lên kế hoạch mở đường bay tới Côn Đảo trong thời gian sắp tới. Có 2 đường bay đến Côn Đảo là Sài Gòn và Cần Thơ. Giá vé máy bay cụ thể như sau :
Sài Gòn (TP HCM) – Côn Đảo : Được khai thác bởi hãng hàng không Vietnam Airlines với tần suất khá cao từ 10 chuyến/ngày, mức giá vé dao động từ 1.050.000 đồng đến 1.450.000 đồng/chiều. Thời gian bay chỉ khoảng 1 tiếng.
Cần Thơ – Côn Đảo : Với tần suất từ 3 chuyến/ngày. Giá vé máy bay đi Côn Đảo từ Cần Thơ dao động từ 950.000 đồng đến 1.150.000 đồng. Thời gian bay khá ngắn chỉ khoảng 55 phút.
Bảng giá vé máy bay đi Côn Đảo (VCS) Vietnam Airlines:
Chặng bay |
Giá vé rẻ nhất (VNĐ) |
Hãng hàng không |
Vé máy bay TP HCM đi Côn Đảo |
1.050.000 |
VN Airlines |
Vé máy bay Cần Thơ đi Côn Đảo |
950.000 |
VN Airlines |
Lưu ý:
– Giá vé máy bay đi Côn Đảo trên là giá một chiều chưa bao gồm thuế phí.
– Giá vé thay đổi tùy thuộc vào thời điểm đặt vé máy bay, đặt sớm thường sẽ có giá tốt hơn.
Việc đến Côn Đảo bằng tự túc hiển nhiên sẽ gấy không ít khó khăn ban đầu cho bạn, nhưng một khi đã quen rồi thì có thể bạn sẽ trở thành một hướng dẫn viên du lịch Côn Đảo trong tương lai dẫn mọi người tới thăm đấy.
Đi Côn Đảo bằng Trực Thăng từ Vũng Tàu
Máy bay trực thăng Vũng Tàu Côn Đảo và ngược lại là 2 loại máy bay trực thăng được đưa vào khai thác là MI-17-1V và MI-172 đều do Nga sản xuất với trọng tải cất cánh tối đa 13 tấn, sức chứa 25 người, trong đó có 3 thành viên tổ bay và 22 hành khách.
Lịch bay là 2 chuyến khứ hồi/tuần vào thứ 6 và chủ nhật hàng tuần.
Đặt ngay vé trực thăng Côn Đảo chỉ 2.300.000 VNĐ
Những địa điểm tâm linh khác tại Côn Đảo mà chuyến du hành của bạn không nên bỏ qua
Di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo
Nhà tù Côn Đảo được xây dựng từ thời Pháp thuộc đây được biết đến chốn địa ngục trần gian của người dân Việt Nam thời kỳ phong kiến. Nhà tù Côn Đảo là một trong 4 địa điểm đậm giá trị lịch sử tâm linh không thể bỏ qua khi du lịch đến Côn Đảo Không chỉ vậy nhà tù Côn Đảo còn ám ảnh biết bao thế hệ người dân Việt Nam và một thời kỳ Côn Đảo đã không được nhắc đến khi chứa đựng đầy đau thương mất mát. Tuy nhiên ngày nay, khi thời gian qua đi, nhà tù Côn Đảo trở thành di tích lịch sử của dân tộc mà kinh nghiệm khi đi du lịch Côn Đảo du khách cũng không nên bỏ qua để tìm hiểu thêm giá trị văn hóa lịch sử.
Nhà tù Côn Đảo có 19 điểm di tích ở cả hai thời kì Pháp và Mỹ xâm lược Việt Nam. Các khu chuồng cọp, chuồng bò vẫn được bảo tồn nguyên vẹn để đời đời sau đến đây sẽ biết rằng để có được độc lập tự do như ngày hôm nay đã có biết bao người hi sinh và chịu những cuộc tra tấn như địa ngục của quân xâm lược. Hiện nay khi đi du lịch trải nghiệm Côn Đảo rất nhiều người lựa chọn địa điểm trên để hiểu được giá trị lịch sử.
Đền thờ bà Phi Yến
Bà Phi Yến thời phong kiến xưa được biết là vợ của vua Nguyễn Ánh vị vua chuyên ‘cõng rắn về cắn gà nhà’. Du lịch khám phá Côn Đảo ngoài thăm mộ liệt sĩ Võ Thị Sáu, du khách sẽ còn được tìm hiểu về một câu chuyện lịch sử của thời phong kiến Việt Nam đó chính là đảo Hòn Bà gắn với câu chuyện khi vua Nguyễn Ánh bị nghĩa quân Tây Sơn truy đuổi đã cùng vợ chạy ra Côn Đảo, ông có ý định mời Pháp về diệt nhà Tây Sơn. Tuy nhiên người vợ của Nguyễn Ánh lúc bấy giờ can ngăn nên đã bị đầy ra một hòn đảo hoang vắn nay gọi là Hòn Bà.
Câu chuyện không dừng lại ở đó, khi quân Tây Sơn đánh ra đến đảo. Vua Nguyễn Anh cùng bè lũ chạy thoát, con của người vợ bị nhốt ở đảo hoang là hoàng tử Cải khóc thương mẹ nên bị Nguyễn Ánh đẩy xuống biển người dân lập đền thờ. Sau đó bà Phi Yến được cứu thoát tuy nhiên biến cố đến với bà trong một lần đi hội làng bà bị một người định hiếp dâm để bảo toàn trinh tiết bà đã tự tử ở tuổi 25. Người dân lập đền thờ bà tại đây để tưởng nhớ đến bà người phụ nữ với cuộc đời đầy đau thương.
Chùa Núi Một
Du lịch tới Côn Đảo không chỉ hiểu thêm hơn về những bài học lịch sử của dân tộc mà nét văn hóa đặc trưng riêng biệt của người Việt vẫn tồn tại nơi đây. Chùa Núi Một là một trong những ngôi chùa có phong thủy đẹp nhất Việt Nam. Với địa thế tựa lưng vào núi và được bao bọc xung quanh bởi một đầm sen thơm ngát vào những ngày hè, không gian kiến trúc của chùa cũng được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh đánh giá cao.
Tổng đài hỗ trợ dịch vụ vé máy bay, vé tàu cao tốc, thuê xe tại Côn Đảo: 1900.59.99.97
Chúc bạn có chuyến du lịch ý nghĩa và may mắn nhiều tài lộc.
Saomai Fly Blog!
Tag: mo co sau